Lái xe luôn là một thử thách đối với người mới nếu không được hướng dẫn. Nhưng bạn đừng lo, dưới đây là hướng dẫn chi tiết lái xe số tự động qua hình ảnh cho các tài mới.
Hướng dẫn chi tiết lái xe qua hình ảnh trên xe số tự động
1. Ngồi thoải mái trên xe
Điều chỉnh ghế sao cho chân bạn chạm tới cả hai bàn đạp
Bạn có thể điều chỉnh ghế của mình về phía trước và phía sau, cũng như lên và xuống sao cho ngồi thoải mái nhất, chân chạm tới 2 bàn đạp của xe. Một số xe ô tô sẽ có điều khiển điện tử (thường ở bên trái ghế), trong khi những chiếc xe cũ hơn thường có một lẫy bên dưới ghế cho phép bạn điều chỉnh ghế ngồi.
Làm quen với bàn đạp chân
Trong xe số tự động, hai bàn chân dùng để điều khiển chân phanh và chân ga tương ứng. Bàn đạp ngoài cùng bên phải dùng để điều khiển chân ga, nếu bạn nhấn xuống thì chiếc xe sẽ di chuyển tiến về phía trước, bạn càng nhấn mạnh thì chiếc xe càng di chuyển nhanh. Bàn đạp bên trái, thường lớn hơn chân ga là bàn đạp phanh, nhấn nó xuống thì xe sẽ di chuyển chậm lại.
- Ngay cả khi bạn cảm thấy sử dụng chân trái tự tin hơn và hãy luôn sử dụng chân phải để chạm cả hai bàn đạp. Ban đầu bạn sẽ cảm thấy kỳ lạ nếu bạn thuận chân trái, nhưng đây là kỹ năng vô cùng quan trọng vì đây là kỹ thuật phù hợp và an toàn hơn nhiều.
- Không được dùng cả hai chân cùng một lúc để đạp bàn đạp.
- Gương chiếu hậu được đặt sao cho khi bạn ở vị trí lái xe bình thường, bạn có thể nhìn thấy ngay phía sau và càng nhiều kính chắn gió phía sau càng tốt.
- Điều chinh gương 2 bên để loại bỏ điểm mù.
- P (Park) – chế độ đỗ xe – sử dụng khi dừng đỗ xe lâu
- R (Reverse) – Số lùi – dùng để chạy lùi, lùi đỗ xe
- N (Neutral) – chế độ số mo, ngắt truyền động hộp số – sử dụng khi cần kéo xe cứu hộ
- D (Drive) – Số tiến – dùng để xe di chuyển về phía trước
- M (Manual) – Chế độ số tay – có thể điều khiển cộng trừ cấp số khi vượt xe, lên xuống dốc
- S (Sport) – Chế độ lái thể thao
- +/- hay lẫy số +/- trên vô-lăng – giúp tài xế chủ động tăng giảm cấp số
- D1, D1, D3 (số tiến 1-2-3) – Chế độ số tay theo các cấp số 1-2-3
- L, L1, L1 (Low) – Tương đương số 1, số 2 như xe số sàn. Bạn có thể chọn xe số tiến (D) hay lùi (R) tùy vào trạng thái mà bạn đang đỗ xe.
- Đồng hồ tốc độ trên bảng điều khiển là quan trọng nhất trên xe ô tô. Nó sẽ cho bạn biết là xe bạn đang chạy nhanh như thế nào, bao nhiêu km/h.
- Máy đo RPM cho bạn biết động cơ hoạt động mạnh như thế nào. Hầu hết các đồng hồ đo RPM sẽ có các vùng màu đỏ bắt đầu từ 6.000 hoặc 7.000 RPM. Khi RPM đi vào vùng màu đỏ, thì bạn nên giảm tốc độ.
- Đồng hồ đo nhiên liệu cho bạn biết, còn lại bao nhiêu nhiên liệu trong bình xăng. Nó thường có mặt số, giống như kim đồng hồ di chuyển giữa “F” (Full: đầy) và “E” (Empty: trống). Một số xe hiện đại có đồng hồ đo nhiên liệu kỹ thuật số.
- Đồng hồ đo nhiệt độ trong xe cho bạn biết liệu động cơ xe của bạn có quá nóng hay không. Nó thường có một mặt số di chuyển giữa “H” và “C,” báo hiệu “nóng” và “lạnh”.
- Đặt xe của bạn trong R (Reverse: lùi) và kiểm tra lại . Nếu xe của bạn không ở chế độ R, xe của bạn sẽ không thể lùi được.
- Nhìn qua vai và quay đầu lại để có cái nhìn toàn cảnh về phía sau.
- Từ từ rút chân ra khỏi chân phanh và không đặt chân lên chân ga. Chiếc xe sẽ lùi về phía sau nếu bạn không đặt chân lên chân phanh.
- Hãy nhớ rằng xe của bạn đang bị “đảo ngược” trong chế độ R. Khi lái xe về phía trước, nếu bạn quay tay lái sang phải, xe của bạn cũng sẽ rẽ sang phải, và ngược lại. Điều này là do bánh xe của bạn quay theo cách đó. Khi đi ngược chiều, quay vô lăng sang phải sẽ khiến xe bạn rẽ sang trái, trong khi quay vô lăng sang trái sẽ khiến xe bạn rẽ sang phải. Hãy ghi nhớ điều này khi bạn lùi xe.
- Sử dụng phanh bất kỳ khi nào bạn nhận thấy cần giảm tốc độ. Nhấn chân nhẹ nhàng nhưng giữ chắc chắn vào bàn đạp phanh để giảm tốc độ xe nếu cần thiết.
- Nếu bạn đang thực hiện một bước ngoặt khó hơn, hãy sử dụng phương pháp “bắt chéo tay”. Nếu bạn muốn rẽ phải, hãy xoay vô lăng theo chiều kim đồng hồ. Xoay vô lăng theo chiều kim đồng hồ, dẫn bằng tay phải. Khi tay phải của bạn đến vị trí 4h hoặc 5h, thả nó ra và bắt chéo qua tay trái của bạn. Nắm chặt lại vô lăng và tiếp tục quay.
- Bật xi-nhan trước ít nhất 2 giây trước khi chuyển làn đường.
- Nhanh chóng quét gương của bạn và nhìn qua vai để kiểm tra xem có chiếc xe nào trong điểm mù của bạn không.
- Từ từ di chuyển xe vào làn đường khác. Xoay tay trên vô lăng một chút để thay đổi làn đường. Nó chỉ là một chuyển động rất nhẹ của bánh xe; như hầu hết các xe hiện đại được trang bị tay lái trợ lực. Sẽ mất khoảng từ một đến ba giây để bạn thay đổi làn đường.
- Đừng cho rằng những người tham gia giao thông khác sẽ tuân thủ các quy tắc giao thông và thận trọng khi lái xe. Không phải ai tham gia giao thông đều nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông đường bộ. Do vậy, bạn phải chú ý quan sát khi đi dừng xe ở đèn đỏ, khi xi-nhan chuyển hướng…
- Tránh xa những điều mà bạn cảm thấy nguy hiểm. Ví dụ, vượt qua xe tải cẩn thận, nếu không, bạn chấp nhận đi sau xe tải và giữ khoảng cách an toàn. Hoặc nếu gặp tài xế say rượu tuyệt thì đối không nên cố vượt qua.
- Sử dụng tất cả các giác quan của bạn để nhận thức những gì đang xảy ra trên đường.
- Không bao giờ vượt qua một chiếc xe tải bên phải. Xe tải có kích thước lớn hơn nhiều, điều đó có nghĩa là điểm mù của chúng cũng lớn hơn. Xe tải thường đi ở làn ngoài cùng bên phải và chuyển làn sang bên phải, hiếm khi chuyển làn sang bên trái.
- Kinh nghiệm lái xe: Hướng dẫn thực hiện kỹ năng quay đầu xe 3 điểm
- Cách đỗ xe ô tô ngang dốc an toàn